Thứ Tư, 1 tháng 8, 2007

Những Mốc Điểm Lịch Sử Đáng Chú Ý

1975 - 2007


1975


30-04-1975: Toàn bộ quân đội Hoa Kỳ được lệnh rút khỏi miền Nam từ ngày 29 tháng 4. Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Miền Nam Việt Nam sụp đổ. Các Tướng Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ và nhiều sĩ quan, binh sĩ khác tự sát vì không chấp nhận đầu hàng. Khoảng 200.000 người di tản ra nước ngoài.

10-05-1975: Cộng sản Việt Nam bắt đầu chính sách ‘tập trung cải tạo’ các sĩ quan, binh sĩ và công chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

01-11-1975: Tổ Chức Người Việt Tự Do được thành lập, dưới sự lãnh đạo của sinh viên Ngô Chí Dũng. Ngô Chí Dũng sinh năm 1951, du học Nhật Bản năm 1970. Tốt nghiệp kỹ sư Hóa Học tại Viện Đại Học Meisei. Thành viên sáng lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam và đã trở về khu chiến hoạt động Kháng Chiến từ đầu năm 1982.

22-12-1975: Việt cộng dàn dựng ra Hội Nghị Hiệp Thương hai miền để khai tử chính quyền lâm thời miền Nam và Mặt trận giải phóng miền Nam hầu tóm thu quyền lực vào tay lãnh đạo ở miền Bắc. Hội nghị Hiệp thương tổ chức tại Sài Gòn với đại diện miền Bắc là Trường Chinh, Ủy viên đứng hàng thứ hai Bộ chính trị đảng Lao Động Việt Nam, chủ tịch Ủy ban thường vụ quốc hội khóa V (1975-1979). Đại diện miền Nam là Phạm Hùng, Ủy viên đứng hàng thứ bốn, bộ chính trị đảng Lao Động, Bí thư Trung ương cục miền Nam.

1976


08-01-1976: Hà Nội và Nam Vang (Pol Pot) bắt đầu tranh chấp lãnh thổ về chủ quyền các quần đảo ở phía Nam gần đảo Phú Quốc.

12-02-1976: Việt cộng tấn công nhà thờ Vinh Sơn ở Sài Gòn, sát hại 3 người. Linh Mục Quang Minh và một số người khác thuộc Lực Lượng Liên Tôn bị bắt.

17-02-1976: Ông Lê Quốc Túy tổ chức họp báo tại khách sạn Meridien ở Paris giới thiệu về Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Thành phần lãnh đạo gồm: Đồng chủ tịch Quốc nội là Bảo Đại Hồ Tấn Khoa sau cử người con trai là Hồ Thái Bạch lên thay thế. Đồng chủ tịch Quốc ngoại gồm các ông Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh. Tham Mưu là ông Trần Văn Bá. Chỉ huy lực lượng Vũ Trang trong nước là ông Lê Quốc Quân.

15-10-1976: Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam được thành lập tại Thành phố Encinitas. Đến ngày 24 tháng 5 năm 1980, đại hội kỳ II của Lực Lượng đổi tên thành Lực Lượng Quân Dân Việt Nam.

1977


06-04-1977: Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị giam tại nhà tù Phạm Đăng Lưu (T-20) Gia Định vì tội ‘làm tôn giáo cũng làm chính trị’ cho đến ngày 12 tháng 12 năm 1978.

18-07-1977: Lào ký hiệp ước hữu nghị ‘anh em’ với CSVN, chính thức để quân đội CSVN chiếm đóng Lào.

22-07-1977: Bộ chính trị CSVN quyết định thành lập Ủy ban cải tạo Công Thuong Nghiệp giao cho Nguyễn Văn Linh điều hành và tổ chức đổi tiền lần thứ hai.

20-09-1977: Việt Nam trở thành hội viên chính thức của Liên Hiệp Quốc sau khi Hoa Kỳ không phủ quyết đơn xin gia nhập của CSVN.

25-09-1977: Chính quyến Pol Pot (Dân chủ Kamphuchia) từ chối ký hiệp ước hữu nghị ‘anh em’ với CSVN vì không muốn bị Hà Nội khống chế vào trong Liên bang Đông Dương. Xung đột biên giới Viẹt Miên bắt đầu bùng nổ.

1978


25-04-1978: CSVN huy động công an và quân đội tấn công vào mật khu Đồng Bò của một tổ chức Phục Quốc tại tỉnh Phú Khánh có tên là Lực Lượng Kháng Chiến Đồng Bó – Khánh Hòa.

12-05-1978: Xung đột biến giới Việt Trung bắt đầu bùng nổ. Bắc Kinh quyết định chấm dứt mọi viện trợ kinh tế cho Hà Nội và rút 800 cố vấn kỹ thuật về nước.

03-11-1978: Cộng sản Việt Nam chính thức ký hiệp ước hữu nghị với Liên Xô và bắt đầu chính sách xua đuổi người Hoa ở Việt Nam và tung ra kế hoạch tổ chức thu vàng cho đi ‘vượt biên bán chính thức’.

23-12-1978: Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam được thành lập tại Thành phố Los Angeles. Cựu Dân Biểu Trần Văn Sơn được bầu làm chủ tịch.

26-12-1978: Cộng sản Việt Nam xua 200 ngàn quân tấn công Campuchia dưới sự chỉ huy của Tướng Lê Đức Anh (lúc này Lê Đức Anh mang long Trung Tướng, tư lệnh quân khu VII)

1979


10-01-1979: Quân đội Cộng sản Việt Nam tiến vào và chiếm đóng thủ đô Nam Vang, phe Khmer Đỏ bỏ chạy ra biên giới Thái Miên và cầu cúu Trung Quốc tiếp cứu.

17-02-1979: Pháo binh Trung Quốc bắt đầu pháo kích ào ạt vào các vị trí quân sự các quận Tiên Lĩnh, Hà Quảng thuộc tỉnh Cao Bằng vào lúc 3 giờ 30 sáng, mở đầu cho một cuộc tấn công quy mô 6 tỉnh phía Bắc Viêt Nam trên một chiến tuyến kéo dài hơn một ngàn cây số dọc theo biên giới Việt - Hoa từ Lai Châu đến Móng Cái.

04-03-1979: Quân đội Trung Hoa làm chủ thị xã Lạng Sơn vào lúc đêm khuya. Ngày hôm sau, Trung Quốc tuyên bố đã đạt được mục đích dạy cho Cộng sản Việt Nam một bài học và tuyên bố rút ra khỏi Việt Nam. Nhưng vì còn bận dùng công binh phá sập hết những công sự, đồn bót, cầu đường, trường học, chợ búa, nhà máy, bệnh viện ở những thị xã chiếm đóng , kể cả hang Pắc Bó, suối Lênin, núi Các Mác nên cuộc rút lui của Trung Quốc kéo dài đến ngày 16 tháng 3 mới kết thúc.

12-08-1979: Hải quân Liên Xô bắt đầu trú đóng tại hai căn cứ Cam Ranh và Đà Nẵng.

1980


30-04-1980: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam thành lập.

1981


15-06-1981: Đại Diện ba tổ chức gồm Lực Lượng Quân Dân Việt Nam, Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, Tổ Chức Người Việt Tự Do lên đường gặp đại diện chính quyền Thái Lan là Thiếu Tướng Sudsai Hasdin tại Bangkok để thảo luận về việc chính quyền Thái yểm trợ Kháng chiến Việt Nam lập khu chiến tại Thái để xây dựng lực lượng đấu tranh chống lại chế độ Cộng sản Việt Nam.

24-06-1981: Đại diện ba tổ chức gồm Lực Lượng Quân Dân Việt Nam, Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, Tổ Chức Người Việt Tự Do tham dự cuộc họp ở Tokyo, quyết định về sự cộng tác để đẩy mạnh các hoạt động của Mặt Trận tại Thái và chuẩn bị đưa người về xây dựng khu chiến .

18-08-1981: Chiến hữu Hoàng Cơ Minh cùng năm chiến hữu của ông là Trung Tá Lê Hồng, ông Nguyễn Trọng Hùng, ông Trương Tấn Lạc, Nguyễn Thành Tiễn, Trần Thiện Khải đã rời Hoa Kỳ đến Bangkok; nhưng vì giờ cuối trục trặc giấy tờ nên Phái đoàn đã phải lưu trú tại Nhật đến đấu tháng 10 năm 1981, phái đoàn mới vào được đất Thái.

17-10-1981: Chiến hữu Võ Đại Tôn, lãnh đạo Chí Nguyện Đoàn Hải Ngoại Phục Quốc và một số chiến hữu xâm nhập Việt Nam qua đường biên giới Thái - Lào và đã bị bắt tại vùng biên giới Lào - Việt.

06-11-1981: Phái đoàn Mặt Trận đã được chính quyền Thái đưa đi xem địa điểm xây dựng khu chiến tại một vùng đồi núi nằm ở biên giới Thái Lào, cạnh làng Non Noi, huyện Buntharik, tỉnh Ubon.

09-12-1981: Cựu Dân Biểu Trần Văn Sơn và ông Đỗ Anh Dũng đã rời Bangkok về lại Hoa Kỳ và tuyên bố không còn cộng tác trong Mặt Trận.

26-11-1981: Chiến hữu Chủ tịch Hoàng Cơ Minh cùng với 14 chiến hữu lên đường đến biến giới Thái- Lào lập khu chiến đầu tiên của Mặt Trận. Nơi đây đã dùng làm buổi lễ Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam.

1982


25-02-1982: Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị đưa ra lưu đày tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ngày 10-2-1988, thân mẫu của Hòa Thượng cũng bị đảng Việt cộng bắt đưa về xã Vũ Đoài và đã chết ngày 4-01-1985 vì sống quá thiếu thốn và đói rét.

08-03-1982: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam tổ chức buổi lễ công bố bản Cương Lĩnh Chính Trị tại khu chiến, ở vùng Ba Biên Giới, đưa ra đường lối đấu tranh ‘toàn dân, toàn diện’, với chiến lược ‘lấy sức mạnh dân tộc làm chính’ và ‘đại đoàn kết toàn dân làm vũ khí chiến đấu’

10-09-1992: Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng đã chính thức thành lập trong một Đại Hội Dựng Đảng được Tổ Chức tại vùng biên giới Thái – Lào. Chủ trương của đảng Việt Tân là tiến hành một cuộc cách mạng hai giai đoạn: Đâu tranh để chấm dứt ách độc tài Việt cộng và để canh tân đất nước Việt Nam. Chiến hữu Hoàng Cơ Minh được Đại Hội bầu làm Chủ Tịch Đảng. Muốn biết thêm chi tiết xin vào www.viettan.org

1983


16-04-1983: Chiến hữu Hoàng Cơ Minh cùng với 4 chiến hữu Bùi Đức Trọng, Trương Tấn Lạc và Nguyễn Trọng Hùng từ Thái Lan trở lại Hoa Kỳ để tham dự Đại Hội Chính Nghĩa được đồng báo đón tiếp long trọng tại phi trường Los Angeles.

28-04-1983: Đại Hội Chính Nghĩa do Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến Tổ Chức trong ba ngày 28, 29,30 tháng 4 năm 1983 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, ra tuyên cáo ủng hộ công cuộc Kháng chiến do Mặt Trận lãnh đạo.

13-12-1983: Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã đấu tranh chống lại sự kiện Cộng sản Việt Nam đã cướp đất, cướp ruộng của Giáo Hội đồng thời ngăn cấm các sinh hoạt tôn giáo. Để trả thù, Cộng sản Việt Nam đã mang Linh Mục Nguyễn Văn Lý ra xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên và đã xử phạt Ngài 10 năm tù về tội “Phá hoại khối đoàn kết toàn dân” và “Phá rối trật tự an ninh”. Đây là vụ án thứ hai của Việt Cộng trả thù về các hành động đấu tranh của Ngài . Trước đó, Cộng sản Việt Nam đã bắt giữ Ngài một thời gian vào tháng 7 năm 1977 với tội là tán phát các tài liệu chống phá nhà nước nhưng không bị truy tố và được trả tự do sau mấy tháng giam giữ.

27-12-1983: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam chính thức cho hoạt động Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến, phát thanh mỗi ngày 5 lần mỗi lần 1 tiếng đồng hồ trên làn sóng 15 mét, từ biên giới Thái - Lào.

1984


13-05-1984: Trung Tá Lê Hồng đã từ Thái Lan sang Hoa Kỳ nói chuyện với đồng bào và các đoàn viên về tình Kháng chiến đã được đồng bào đón tiếp nồng nhiệt.

27-12-1984: Hội Đồng Kháng Chiến Toàn Quốc ra quyết định giãi nhiệm trách vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại của ông Phạm Văn Liễu để cử Chiến hữu Nguyễn Kim lên thay thế. Ngày 29 tháng 12 năm 1984, Tổng Vụ Hải Ngoại đã tổ chức buổi sinh hoạt tại San Jose, miền Bắc California để hướng dẫn các cơ sở về quyết định này.

1985


08-01-1985: Ông Trần Văn Bá, cựu Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Pháp cùng với các chiến hữu khác như ông Lê Quốc Quân, ông Huỳnh Vĩnh Sanh, ông Hồ Thái Bạch thuộc Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nướ Giải Phóng Việt Nam có căn cứ hoạt động tại vùng biên giới Thái - Miên từ năm 1980, đã bị Việt cộng bắt trong một chuyến xâm nhập Việt Nam và đã bị xử tử về tội ‘âm mưu lật đổ chính phủ’.

26-04-1985: Chiến hữu Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh đã hưóng dẫn một phái đoàn Mặt Trận tham dự Hội Nghị An Ninh Đông Nam Á và Nhật Bản tại Tokyo, Nhân dịp này Chiến hữu Hoàng Cơ Minh cũng đã tham dự cuộc nói chuyện với khoảng 300 kinh tế gia, doanh nhân, trí thức Nhật do Viện đại học Aoyama tổ chức.

01-05-1985: Trung Tá Lê Hồng, Tư Lệnh Lực Lượng Võ Trang Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã qua đời vì bạo bệnh tại Khu Chiến của Mặt Trận.

1986


12-02-1986: Để phát huy tinh thần đại đoàn kết và để bày tỏ lòng thành kính đối với Quốc Tổ đã khai sinh ra dân tộc Việt Nam, Hội Đồng Kháng Chiến Toàn Quốc của Mặt Trận đã đề nghị chọn ngày Kỷ niệm Quốc Tổ mồng 10 tháng 3 Âm Lịch làm ngày Quốc Khánh trong giai đoạn kháng chiến. Sau khi đất nước được giải phóng, Quốc Hội Việt Nam Tự Do sẽ chung quyết việc chọn lựa Ngày Quốc Khánh.

16-05-1986: Sau ba năm điều tra, Lê Đức Thọ, Trưởng ban tổ chức cho phép thành lập Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ và cho phép phát hành tờ báo Truyền Thống Kháng Chiến với những quy định rất khắc khe. Nhưng sau đó, ông Nguyễn Hộ, chủ nhiệm Câu Lạc Bộ đã cùng nhiều đảng viên lâu năm khác như Tạ Bá Tòng (Tám Cần), Đỗ Trung Hiếu (Mười Anh, nguyện chánh văn phòng Ban Dân Vận Thành ủy Sài Gòn, Hồ Hiếu... dùng diễn đàn Câu Lạc Bộ và tờ báo này đòi dân chủ và tố cáo tội ác của lãnh đạo.

15-12-1986: Đảng Cộng sản Việt Nam triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc kỳ VI tại Hà Nội, dưới chủ đề ‘đổi mới’ theo xu hướng của Liên Xô. Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng bí thư. Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ về hưu và được bầu vào ban cố vấn Trung ương đảng.

1987


10-04-1987: Hội đồng bộ trưởng Việt cộng ra thông cáo khuyến khích Việt kiều gửi tiền, gửi quà về giúp thân nhân, nhằm bòn rút tiền bạc của đồng bào hải ngoại. Ủy ban nhân dân thành phố Sài Gòn lập công ty COSEVINA để lo dịch vụ này. Để chống lại chính sách bòn rút tiền bạc của người tỵ nạn, Mặt Trận đã phát động chiến dịch "Chống Kinh Tài Việt Cộng" để cô lập các cơ sở kinh tài VC và kêu gọi ý thức của đồng bào không tiếp tay nuôi sống chế độ.

11-04-1987: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã tổ chức Đại Lễ Ghi Ơn Quốc Tổ Hùng Vương - Mừng Quốc Khánh Việt Nam đầu tiên tại Thành phố Paris, sau khi Hội Đồng Kháng Chiến Toàn Quốc đưa đề nghị chọn ngày kỷ niệm Quốc Tổ làm Ngày Quốc Khánh. Cũng trong ngày ngày, Mặt Trận đã thiết lập Giải Văn Học Nghệ Thuật Quốc Khánh hàng năm. Giải Văn Học Nghệ Thuật Quốc Khánh Năm 1987 quyết định trao cho tác phẩn Tù Binh và Hòa Bình của nhà văn Phan Nhật Nam.

15-05-1987:Công an Việt cộng mở chiến dịch tấn công và lục soát Dòng Đồng Công ở Thủ Đức kéo dài từ ngày 15 đến 21 tháng 5. Công an bắt giữ cha Trần Đình Thủ và nhiều tu sĩ, giáo dân. Hàng ngàn giáo dân đã tụ tập phản đối mãnh liệt.

28-08-1987: Chủ tịch Hoàng Cơ Minh cùng một số chiến hữu lãnh đạo đã tự sát tại vùng Atopeu, Nam Lào khi bị quân đội Cộng sản Việt Nam bao vây sau 48 ngày chiến đấu anh dũng, trên đoàn đường xâm nhập từ bên giới Thái Lào, băng qua lãnh thổ Lào để vào vùng Sa Thầy, thuộc Tỉnh Kontum.

18-10-1987: Cộng sản Việt Nam kết án tù chung thân Linh Mục Trần Đình Thủ và một số linh mục khác với tội danh ‘âm mưu lật đổ chính quyền’.

01-12-1987: Cộng sản Việt Nam mang ra xử 18 Kháng Chiến Quân của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Hà Nội mang ra xử công khai một số người bị bắt trong nhiều thời kỳ khác nhau trong thời gian qua, trong khi hàng chục người khác cũng bị bắt nhưng Hà Nội lại xử kín. Bản án của 18 Kháng Chiến Quân như sau: 1/Đinh Văn Bé (Chung thân); 2/Trần Đế (19 năm tù); 3/Đỗ Bạch Thố (15 năm); 4/Lý Minh Chánh (15 năm); 5/Nguyễn Văn Bình (15 năm); 6/Lý Hổ (13 năm); 7/Trần Hữu Công (10 năm); 8/Nguyễn Tấn Khỏe (9 năm); 9/Bùi Hồng Thủy (8 năm); 10/Đỗ Xuân Trường (8 năm); 11/Tô Văn Hải (7 năm); 12/Thạch Xen Ly (7 năm); 13/Tất Tân (7 năm); 14/Trần Văn Náo (5 năm); 15/Lê Đình Bảy (4 năm); 16/Phạm Hoàng Lê (3 năm); 17/Đặng Quốc Hùng (2 năm tù treo); 18/Trần Khánh Linh (tha bỗng)

1988


14-03-1988: Trung Quốc đem quân chiếm quần đảo Trường Sa, đụng độ lần đầu tiên với hải quân Việt cộng, đánh chìm 2 tàu và đổ bộ trấn giữ 7 hòn đảo. Việt cộng đã tăng cường phòng thủ trên biển và tại Trường Sa, trấn giữ 21 đảo còn lại.

20-05-1988: Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết thay đổi đường lối ngoại giao với chính sách ‘thêm bạn bớt thù’ và đa dạng hóa quan hệ với hai nỗ lực trước mắt là bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh và giải quyết cục xương Campuchia.

24-05-1988: Cộng sản Việt Nam báo động tình trạng thiếu đói xảy ra tại 19 tỉnh miền Bắc khiến cho hàng chục ngàn người chết và đổ về các thành phố quanh Hà Nội và Hà Nội để xin ăn. Hà Nội chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc viện trợ nhân đạo khẩn cấp.

26-05-1988: Bộ trưởng Quốc Phòng Cộng sản Việt Nam ra tuyên bố rút 50 ngàn quân và rút bộ tư lệnh quân đội tại Campuchia về nước, số còn lại đặt dưới sự chỉ huy của bộ tư lệnh quân đội Campuchia

03-06-1988: Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ họp công khai thảo luận về việc đảng đề cử Đỗ Mười làm Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng là hình thức độc tài.

29-06-1988: Dưới sự chủ tọa của ba lão đồng chí Cung Đình Quỳ, Đặng Văn Sung, Nguyễn Tôn Hoàn và các đại diện của xứ bộ Bắc, Trung, Nam là ông Bùi Diễm, ông Hà Thúc Ký và Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã chấp nhận sự thống nhất Đại Việt Quốc Dân Đảng trong một Hội nghị lịch sử tại San Jose.

18-09-1988: Cộng sản Việt Nam đưa ra xét xử và kết án tử hình Đại Đức Thích Tuệ Sĩ và Đại Đức Thích Trí Siêu, đồng thời kết án tù chung thân hai ông Phạm Văn Ty và Tôn Thất Kỳ về việc đã tham gia tổ chức chính trị có tên là Lực Lượng Việt Nam Tự Do. Sau đó, qua nhiều áp lực đấu tranh của đồng bào và quốc tế, Cộng sản Việt Nam đã giảm án của hai vị Đại Đức xuống còn chung thân.

12-11-1988: Hơn 700 đoàn viên và cán bộ thuộc Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ tổ chức hội thảo tại Hội trường Quân ủy Quận 3, dù Thành ủy Việt cộng ở Sài Gòn chính thức cấm. Ông Nguyễn Hộ, chủ nhiệm Câu Lạc Bộ đã lên án lãnh đạo đảng là đã: ‘ biến nước Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu nhất thế giới. Dân tộc Việt Nam đang chịu những tai họa lớn vì những sai lầm của giới lãnh đạo’.

22-11-1988: Nông Dân huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức biểu tình trước trụ sở huyện ủy đòi trả lại ruộng đất canh tác mà nông trường Sao vang của đảng đã cưỡng chiếm.

24-12-1988: Tiền đại hội thống nhất các hệ phái Việt Nam Quốc Dân Đảng được tổ chức hai ngày 24 và 25 tháng 12 tại Houston. Sau đó, một đại hội mở rộng quy tụ 200 đại biểu tổ chức hai ngày 10 và 11 tháng 2 năm 1989 tại Santa Ana, kết hợp thành Viêt Nam Quốc Dân Đảng Thống Nhất với một Hội Đồng Phối Hợp gồm 30 người, do ông Phan Như Toản (Chủ Tịch), ông Đoàn Triệu Hưng (Phó Chủ tịch) và Luật sư Nguyễn Tường Bá (Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương) lãnh đạo.

1989


06-01-1989: Nhân dịp đến thăm Campuchia, Nguyễn Văn Linh tuyên bố sẽ rút hết quân về nước trong tháng 9 năm 1989, nếu có một giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia.

05-06-1989: Đặng Tiểu Bình cho Lộ Quân 27 đóng ở Tân Cương về Bắc Kinh để tàn sát phong trào thanh niên sinh viên đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn khiến cho 5 người bị giết chết nhưng Trung Quốc đã đốt xác để phi tang. Biến cố này đã gây xúc động thế giới khiến các quốc gia Tây Phương ra lệnh cấm vận kinh tế và phong tỏa ngoại giao đối với Bắc Kinh, trong khi Cộng sản Việt Nam thì lại về hùa với Bắc Kinh cho là sinh viên làm loạn, lật đổ chính quyền.

29-07-1989: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam công bố bản Tuyên Ngôn Canh Tân xác định quan điểm về việc đổi mới của Cộng sản Việt Nam chỉ là thủ đoạn mở cửa tìm kiếm phương tiện từ bên ngoài để cứu nguy sự sụp đổ mà thôi.

10-08-1989: Trần Xuân Bách, Ủy viên Bộ chính trị kiêm ủy viên thường trực ban bí thư đã đề nghị đảng kiểm thảo lại nguyên tắc đa đảng và điều 4 hiến pháp, trong Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương đảng khóa VI. Chính đề nghị mà sau đó Trần Xuân Bách bị bãi chức và đuổi ra khỏi đảng vào đầu đầu năm 1991.

07-10-1989: Nguyễn Văn Linh cầm đầu phái đoàn sang Đông Đức dự lễ kỷ niệm 40 năm thành lập nhà nước cộng sản Đông Đức. Tại đây, Linh chứng kiến tận mắt cao trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của người Đông Đức; đưa đến sự kiện Erich Honecker phải tù chức Tổng bí thư đảng Cộng sản Đông Đức vào ngày 18 tháng 10 năm 1989.

1990


21-04-1990: Ông Tạ Bá Tòng, thành viên lãnh đạo của Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ đã bị công an Sài Gòn bắt giam. Đến ngày 3-11-1990, ông bị đưa về quản chế nơi cư trú với tội danh ‘đã có hành vi cung cấp tin tức, tài liệu nói xấu các lãnh đạo cho phóng viên báo chí nước ngoài’. Ngày 25 -07-1992, ông bị khai trừ ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam.

23-04-1990: Cộng sản ra chỉ thị triệt hạ mọi hoạt động của Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ nên bắt đầu bắt giữ ông Đỗ Trung Hiếu, ông Hồ Hiếu và Lê Đình Mạnh.

11-05-1990: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã từ trong nước gửi ra hải ngoại ‘Lời Kêu Gọi Của Cao Trào Nhân Bản’ nhằm vận động cuộc đấu tranh đòi dân chủ đa nguyên tại Việt Nam. Ngày 14 tháng 6 năm 1990, ông bị bắt vì lời kêu gọi này.

13-07-1990: Liên Minh Việt Nam Tự Do đã được thành lập trong một Hội nghị quy tụ 45 đại biểu, đại diện của 28 Phong trào đấu tranh giành tự do dân chủ cho Việt Nam họp tại thành phố Paris trong ba ngày 13, 14 và 15 tháng 7 năm 1990. Sau đó, toàn bộ các đại biểu đã sang Leipizig thành phố của Đông Đức tham dự cuộc mít tinh đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam.

28-07-1990: Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Chủ tịch Liên Minh Dân Chủ Việt Nam qua đời tại Pris, khi chỉ còn 6 ngày nữa là khai mạc Đại Hội Liên Minh Dân Chủ Kỳ I. Ông là người đã bôn ba đấu tranh cho sự tự do dân chủ tại Việt Nam từ ngày ra hải ngoại vào năm 1975. Sự ra đi của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là một mất mác lớn cho lực lượng đấu tranh.

22-10-1990: Việt cộng mang ra xét xử 34 Kháng Chiến Quân của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam.

13-10-1990: Lê Đức Thọ, nguyên trưởng ban tổ chức, nhân vật số hai dưới triều đại Lê Duẩn làm Tổng bí thư đã nhúng tay vào một số vụ án như Nhân văn giai phẩm (1956), Chống đảng xét lại (1967), Xâm lăng Cam Bốt (1979)... đã chết vì bệnh ung thư cổ.

17-11-1990: Giáo sư Đoàn Viết Hoạt đã bị bắt lại cùng với một đồng sự vì đã phổ biến tạp chí Diễn Đàn Tự Do. Ông bị kết án 20 năm tù, nhưng nhờ áp lực quốc tế giảm xuống còn 15 năm tù. Ngày 3-09-1998, theo lời khuyên của gia đình và bạn bè, ông đã chấp nhận rời khỏi nhà tù, đoàn tụ gia đình tại Hoa Kỳ để có thể tiếp tục đấu tranh từ hải ngoại.

1991


23-03-1991: Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam đã tổ chức buổi lễ công khai hóa hoạt động tại Hoa Thịnh Đốn và tại Santa Ana đồng thời giới thiệu thành phần lãnh đạo gồm có ông Trần Quốc Bảo, Chủ tịch; ông Ngô Quốc Sĩ, Phó Chủ tịch kiêm Phát Ngôn Nhân. Sau hai năm hoạt động công khai, Tổ Chức Phục Hưng lại tuyên bố rút về hoạt động bí mật như cũ do nhu cầu dồn nỗ lực phát triển các hoạt động tại Việt Nam.

22-04-1991: Cảnh sát thành phố San Jose đã câu lưu 4 cán bộ Mặt Trận theo lệnh của Dự Thẩm Tòa Án Hạt Santa Clara, với 26 tội danh được nêu ra để truy tố là 'đã hợp tác với nhau trong việc không khai thuế các lợi tức thu nhập được". Trong mấy năm điều tra và xét xử, các chiến hữu của Mặt Trận đã chứng minh giấy tờ một cách minh bạch không phạm vào các điều cáo buộc của Tòa án. Ngoài ra, phía bên công cố đã không có giấy tờ chứng minh cụ thể, kéo dài thời gian nên cuối cùng tòa án đã phán quyết là hủy bỏ vụ truy tố vào ngày 15 tháng 6 năm 1996.

12-09-1991: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam công bố bản Tuyên Ngôn Chính Trị trình bày một số quan điểm đấu tranh của Mặt Trận trước các biến chuyển của tình hình tại các quốc gia Cộng sản ở Đông Âu. Đó là khai thác đà tan rã của các quốc gia Cộng sản tại Đông Âu đẩy mạnh phong trào giành tự do dân chủ tại Việt Nam, cô lập và không cho Cộng sản Việt Nam thoát vỏ cộng sản để tìm kiếm phương tiện nuôi sống chế độ.

28-10-1991: Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện tác giả tập thơ Hoa Địa Ngục, được Việt cộng phóng thích vì những áp lực của các tổ chức nhân quyền thế giới. Ông bị bắt tổng cộng ba lần trong các thời gian từ 1961 đến 1963, rồi từ 1965 đến 1977 và từ 1979 đến 1991.

16-11-1991: Liên Minh Việt Nam Tự Do công bố văn kiện " Giải Pháp Xây Dựng Dân Chủ Cho Việt Nam" tại thủ đô Praha, Cộng Hòa Tiệp Khắc đã tạo một sự phấn chấn trong các thành phần công nhân và du sinh một các hợp pháp.

20-11-1991: Việt cộng đưa Bác sĩ Nguyễn Đan Quế ra tòa và kết án 20 năm tù vì tội âm mưư lật đổ chế độ Hà Nội.

1992


19-04-1992: Đài phát thanh Chân Trời Mới, một chương trình thanh hướng về Việt Nam có văn phòng liên lạc tại Nhật Bản đã bắt đầu chương trình phát thanh hàng ngày, mỗi ngày 30 phút. Đến năm 1995, đài tăng lên 60 phút mỗi ngày trên làn sóng ngắn., Từ ngày 29 tháng 4 năm 2004, Đài Chân Trời Mới đã phát trên làn sóng Trung Bình AM 1503, có độ phủ sóng rất mạnh và trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

25-04-1992: Ông Nguyễn Sỹ Bình, từ Hoa Kỳ về hoạt động tại Việt Nam đã bị bắt cùng với 16 thành viên trong đảng Nhân Dân Hành Động trong lúc đang họp tại một căn nhà ở Sài Gòn. 20-07-1992: Đài phát thanh Tiếng Nói Tự Do từ Mạc Tư Khoa do Tổ Chức Phục Hưng và bà Irina vận động thành lập cùng với sự góp sức của một số nhân sĩ tại Hoa Kỳ và Nga, chính thức phát thanh về Việt Nam. Do một số bất đồng giữa các nhóm cộng tác và nhất là do áp lực của Cộng sản Việt Nam nên Đài đã đóng cửa sau 1 năm hoạt động. Nhưng sự xuất hiện của đài Tiếng Nói Tự Do tại Mạc Tư Khoa là một đòn chiến lược quan trọng của công cuộc vận động tự do trong bối cảnh tan rã của Liên bang xô viết.

04-09-1992: Ông Lý Tống, cựu sĩ quan phi công Việt Nam Cộng Hòa bị bắt giữ sau khi cưỡng chế máy bay Việt cộng trên không phận Sài Gòn để rải hàng chục ngàn truyền đơn kêu gọi đồng bào tổng nổi dậy đấu tranh lật đổ chế độ Việt Cộng. Hành động can đảm của ông Lý Tống đã làm Cộng sản Việt Nam khiếp sợ nên đã ra chỉ thị tăng cường các không phận Việt Nam.

17-09-1992: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam phát động chiến dich Đấu Tranh Cho Tù Nhân Chính Trị Tại Việt Nam với việc công bố một danh sách hơn 1000 tù nhân chính trị đang bị giam giữ trong những điều kiện rất khắc nghiệt. Chiến dịch này khởi đầu là cuộc tuyệt thực 48 tiếng đồng hồ gồm 21 thành viên tham dự trước tiền đình trụ sở Liên Hiệp Quốc, khởi đầu cho hàng chục cuộc tuyệt thực, mít tinh đấu tranh cho tù nhân chính trị đã làm cho Cộng sản Việt Nam lúng túng đối phó vì bị các chính quyền Tây phương đặt câu hỏi và yêu cầu phóng thích vô điều kiện. Chiến dịch đấu tranh này đã khởi đầu cho phong trào tranh đấu nhân quyền và tự do dân chủ tại Việt Nam kéo dài cho đến ngày hôm nay.

1993


24-05-1993: Hơn 40 ngàn Phật tử và đồng bào tại Thừa Thiên - Huế đã xuống đường biểu tình chống đàn áp tôn giá và đòi hỏi phải trả tự do cho Đại Đúc Thích Trí Tựu bị Việt cộng bắt giam sau khi quý Thầy chống lại việc công an Thừa Thiên Ố Huế gây khó khăn trong lễ tang của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu.

29-05-1993: Việt cộng đã đưa ông Trần Mạnh Quỳnh (trở về từ Hoa Kỳ) vả một số chiến hữu ra tòa vì tội chống phá chế độ.

23-08-1993: Cộng sản Việt Nam đưa một số thành viên của Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam (do ông Hoàng Việt Cương lãnh đạo) ra tòa trong vụ án Đông Xuân.

03-10-1993: Đồng bào Thái tại huyện Thái Châu, tỉnh Sơn La nổi dậy chống chính quyền bị công an Việt cộng đàn áp giết chết 50 người kể cả 19 trẻ em.

15-12-1993: Tòa án Cộng sản Việt Nam ở Sài Gòn đã xử ông Nguyễn Thanh Vân cùng 10 chiến hữu khác trong Liên Minh Hùng Gia Đại Việt về tội ‘phá rối an ninh và trật tự’.

1994


03-02-1994: Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush tuyên bố hủy bỏ lệnh cấm vận Cộng sản Việt Nam.

23-04-1994: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã trao giải Văn Học Nghệ Thuật Quốc Khánh Việt Nam năm 1994 cho tác phẩm ‘Thiên Đường Máu’ của nhà thơ Hữu Loan ở Việt Nam.

29-04-1994: Hơn 250 tù nhân chính trị ở trại A - 20 Phú Yên, biểu tình phản đối ban giám thị gian dối không cho tù nhân gặp mặt phái đoàn nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

29-12-1994: Hòa Thượng Thích Huyền Quang bị bắt tại chùa Hội Phước, Quảng Ngãi.

1995


21-03-1995: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam quyết định trao Giải Văn Học Nghệ Thuật Quốc Khánh Việt Nam năm 1995 cho thi phẩm Hoa Địa Ngục cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.

14-04-1995: Hội Nghị Liên Kết Người Việt Tự Do quy tụ 80 đại biểu của 38 tổ chức, cộng đồng tham dự hội nghị tại Hoa Thịnh Đốn với chủ đề Dân Chủ Cho Việt Nam.

22-04-1995: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam phát động chiến dịch Hai Mươi Năm - Một Thế Hệ nhằm hướng dẫn giới trẻ Việt Nam quan tâm vào tình hình đấu tranh và tích cực ra gánh vác công cuộc chung trong Cộng đồng.

11-07-1995: Hoa Kỳ tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cộng sản Việt Nam.

24-07-1995: Cộng sản Việt Nam chính thức được thu nhận vào làm thành viên thứ 7 của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN)

11-08-1995: Cộng sản Việt Nam đưa ông Nguyễn Đình Huy ra xét xử, kết án ông Huy 15 năm tù với tội danh ‘âm mưu lật đổ chế độ’ và kết án hai ông Trần Quang Lâm và Nguyễn Tấn Trí (có quốc tịch Hoa Kỳ) mỗi người 4 năm tù vì có liên hệ đến các hoạt động của ông Nguyễn Đình Huy. Đến ngày 7 tháng 11 năm 1995, Việt cộng trục xuất hai ông Trần Quang Lâm và Nguyễn Tấn Trì về lại Hoa Kỳ.

14-08-1995: Cộng sản Việt Nam đưa Hòa Thượng Thích Quảng Độ ra tòa kết án 5 năm tù, cùng với hai Thượng Tọa Thích Không Tánh, Thích Nhật Ban và cư sĩ Nhật Thường (ba vị bị kết án 3 năm đến 5 năm tù) vì tội phá hoại chính sách đoàn kết tôn giáo’ khi tự đứng ra tổ chức đoàn cứu trợ nạn nhân bão lụt tại đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 28-10-1995, tòa án xử phúc thẩm và giữ y án. Riêng Hòa Thượng Thích Quảng Độ không ra phiên tòa phúc thẩm vì Ngài không đồng ý bản án trước đó.

01-11-1995: Cộng sản Việt Nam đồng ý để nhà thơ Nguyễn Chí Thiện rời Việt Nam sang tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ.

15-11-1995: Giải nhân quyền của Trung Tâm Robert F Kennedy đã trao cho Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế và Giáo sư Đoàn Viết Hoạt.

12-12-1995: Dân biểu tiểu bang California Jim Morrissey đã tự nguyện về Việt Nam để can thiệp nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho tù nhân chính trị Trần Mạnh Quỳnh. Ông đòi đến thăm ông Trần Mạnh Quỳnh tại trại Nam Hà nhưng Việt cộng đã không cho phép.

1996


13-04-1996: Hội Nghị Liên Kết Người Việt Tự Do Kỳ II tổ chức tại Thành Phố Santa Ana, California quy tụ 120 đại biểu đại diện của 60 đoàn thể tham gia với chủ đề Dân Chủ Cho Việt Nam: Liên Kết Trong Ngoài.

1997


26-06-1997: Hàng ngàn nông dân xã An Ninh, Huyện Quỳnh Phụ đã nổi lên chiếm trụ sở xã và đập phá 8 căn nhà của các đảng ủy xã mở đầu cho cuộc nổi dậy của nông dân các xã trong tỉnh Thái Bình làm tê liệt các sinh hoạt của tỉnh Thái Bình trong mấy tháng trời. Đây là vụ nổi dậy lớn nhất từ trước đến nay khiến cho Hà Nội phải đưa những cán bộ cao cấp như Phạm Thế Duyệt. Trần Đức Lương, Đỗ Mười, Phan Văn Khải về Thái Bình trấn an và tìm cách giải quyết.

1998


03-05-1998: Linh Mục Chân Tín và ông Nguyễn Ngọc Lan đã bị công an Sài Gòn đả thương sau khi hai ông dự đám tan của ông Nguyễn Văn Trấn tác giả tập sách "Viết cho Mẹ và Quốc Hội" khiến cho ông Nguyễn Ngọc Lan bị thương nặng, người nhà phải đưa vào nhà thương chữa trị. Đây là đợt đả thương đầu tiên mà công an SàiGòn tạo ra nhắm vào các nhà đối kháng để hăm dọa. Những người bi đả thương kế tiếp là Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang, ông Hà Sĩ Phu, Trung Tướng Trần Độ, ông Hoàng Minh Chính..

13-06-1998: Hội Nghị Liên Kết Người Việt Tự Do Kỳ III tổ chức tại thành phố San Jose, Bắc California quy tụ 113 đại biểu đại diện của 73 tổ chức, đoàn thể trong Cộng đồng với chủ đề: "Tất cả cùng quốc nội vùng lên vì dân chủ cho Việt Nam".

1999


20-02-1999: Cảnh sát đã hộ tống vợ chồng Trần Trường trở lại quán Video Hi-Tech. Hai vợ chồng đã thắp nhang vái lạy trước hình Hồ và sau đó có những hành động khiếm nhã với đoàn người đang biểu tình trước tiệm của Trần Trường từ hơn 6 tuần lễ vừa qua để chống về việc Trường đã công nhiên treo hình Hồ và lá cờ đỏ sao vàng để thách đố cộng đồng. Sự khiêu khích của Trần Trường đã làm bùng nổ cuộc đấu tranh hạ lá cờ máu tại tiệm Trần Trường kéo dài 54 ngày đêm với hàng chục ngàn người tham gia biểu tình phản đối. Đặc biệt là tối ngày 26 tháng 2 đã có hơn 30 ngàn đồng bào tại Nam Cali đổ ra đường phố Nam California để tham dự cuộc tuần hành chống chế độ Hà Nội. Biến cố Trần Trường đã cho dư luận thế giới sức mạnh đấu tranh chống chế độ độc tài Hà Nội của cộng đồng người Việt tại hải ngoại rất mạnh mẽ.

05-03-1999: Sau khi biến cố Trần Trường bùng nổ, để mang khí thế đấu tranh tại Nam California đi khắp nơi hầu vận động giới trẻ cùng nhập cuộc đấu tranh, một chiến dịch Thắp Sáng Niềm Tin do các đoàn thể trẻ tại khắp nơi tham gia tổ chức từ Hoa Kỳ sang Úc Châu, Âu Châu. Buổi Thắp Sáng Niềm Tin của giới trẻ đã được tổ chức đầu tiên tại Thành phố San Jose (5/3), tại Dallas (6/3); tại Houston (12/3); San Francisco (27/3); Melbourne Úc Châu (28/3); Paris (10/4); Chicago (11/4); Hoa Thịnh Đốn (1/5)... đã tạo một bầu không khí đấu tranh tích cực trong giới trẻ tại hải ngoại. Cũng chính làn sóng đấu tranh này đã đưa đến sự ra đời Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Toàn Thế Giới tại Úc Châu vào tháng 12 năm 1999.

04-03-1999: Tiến sĩ Vật Lý Nguyễn Thanh Giang đã bị bắt trên đưòng phố Hà Nội và đã bị cộng sản giam giữ vì tội tán phát tài liệu tuyên truyền chống phá nhà nưóc. Do những áp lực của quốc tế, đặc biệt là các chính giới Hoa Kỳ nên Hà Nội đã trả tự do cho Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang sau nửa năm giam giữ.

10-10-1999: Cụ bà Nguyễn Thị Thu, một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã phát nguyện tự thiêu tại An Giang, để bày tỏ sự quyết tâm chống lại hành động hủy diệt Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo cũng như chống lại ban đại diện Phật Giáo Hòa Hảo Quốc Doanh, do Cộng sản Việt Nam dựng ra để phá hoại các hoạt động chính thống của Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Thầy khai sáng năm 1940. Hành động tự thiêu của cụ bà Nguyễn Thị Thu đã tạo một sự xúc động mãnh liệt trong hàng ngũ tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo.

2000


02-09-2000: Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình, cựu phóng viên tạp chí Cộng sản đã gửi đơn cho ông Trần Đức Lương, chủ tịch nước để xin thành lập đảng Tự Do – Dân Chủ.Cộng sản Việt Nam đã không trả lời đơn xin này mà lại tìm cách khác bắt ông vào tháng 9 năm 2002.

07-12-2000: Linh Mục Nguyễn Văn Lý cùng với giáo dân Nguyệt Biều cắm hai biểu ngữ có nội dung: ‘chúng tôi cần tự do tôn giáo thật sự tại Việt Nam’ trên 1 ngàn 500 mét vuông ruộng của giáo xứ đã bị Hà Nội trưng thu vào hợp tác xã sau năm 1975. Sau khi cho công an đến giả vờ trò chuyện với Cha Lý để tìm cách gỡ hai biểu ngữ nói trên, Linh Mục Nguyễn Văn Ly đã treo hai biểu ngữ khác ở nhà thờ Nguyệt Biều với nội dung quyết liệt ‘tự do tôn giáo hay là chết’. Cuộc đấu tranh của giáo dân Nguyệt Biều đã nhanh chóng loan tải ra hải ngoại và Lời Tuyên Bố của Linh Mục Nguyễn Văn Lý về nhu cầu đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Việt Nam đã được sự hưởng ứng đông đảo của đồng bào mọi giới

17-11-2000: Tổng Thống Bill Clinton đã viếng thăm Việt Nam trong ba ngày qua sự đón tiếp của Trần Đức Lương (Chủ tịch Nước) và Lê Khả Phiêu (Tổng Bí Thư). Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của một vị Tổng thống Hoa Kỳ tại Việt Nam sau cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt vào tháng 4 năm 1975. Ông Clinton đã được đông đảo giới trẻ chào đón. Một ngày trước khi Tổng thống Clinton đến Việt Nam, cựu Phi Công Lý Tống đã rải truyền đơn xuống Sài Gòn kêu gọi đồng bào Tổng Nổi Dậy chấm dứt ách độc tài Cộng sản.

2001


02-02-2001: Hàng chục ngàn đồng bào sắc tộc tại hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc kéo về hai thành phố Pleiku (Thủ phủ tỉnh Gia Lai) và Ban Mê Thuột (Thủ phủ tỉnh Đắc Lắc) để đòi chính quyền Tỉnh giải quyết tình trạng tham nhũng và đòi lại đất đai bị cưỡng chiếm. Cuộc nổi dậy kéo dài cả tuần lễ, Cộng sản Việt Nam phải đưa quân đội vào giải quyết.

19-10-2001: Cộng sản Việt Nam đã bắt giữ Linh Mục Nguyễn Văn Lý tại Giáo xứ Nguyệt Biều vì Ngài tuyên bố đấu tranh một cách quyết liệt để đòi tự do tôn giáo và dân chủ đất nước. Ngài đã bị bắt và đã xử kín tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong phiên tòa đã kết án Ngài 15 năm tù về tội “Không chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quản chế hành chính” và “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Tuy nhiên do những áp lực thế giới, Cộng sản Việt Nam đã phải phóng thích Linh Mục Nguyễn Văn Lý vào tháng 1 năm 2005 cùng với Bác Sĩ Nguyễn Đan Huế.

20-11-2001: Năm Cam tức Trương Văn Cam, một tay anh chị của xã hội đen tại Sài Gòn từng được bộ máy công an Cộng sản Việt Nam bao che đã bị công an tỉnh Tiền Giang bắt giữ và truy tố với nhiều tội danh. Vụ án Năm Cam liên hệ đến 3 ủy viên Trung ương đảng Việt Cộng là Bùi Quốc Huy, Trần Mai Hạnh và Phan Sĩ Chiến với 155 người bị truy tố qua các vụ cờ bạc, mãi dân và giết người. Đây là vụ án xã hội đen lớn nhất tại Sài Gòn, khiến cho Trương Tấn Sang, nguyên bí thư thành ủy Sài Gòn bị khiển trách và Nam Cam bị tử hình.

2002


21-02-2002: Anh Lê Chí Quang đã bị Cộng sản Việt Nam bắt tại một quán cá phê Internet trước cửa trường đại học luật khoa Hà Nội. Cuộc bắt bớ này liên quan đến viêc anh Lê Chí Quang đã viết loạt bài tố cáo Hà Nội đã nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc, tạo sự quan tâm trong dư luận từ tháng 7 năm 2001 trở đi. Sau 8 tháng giam giữ, tháng 11 năm 2002, Cộng sản Việt Nam đưa Lê Chí Quang ra tòa kết án 4 năm tù ở về tội 'tuyên truyền chống phá chế độ". Do những áp lực đấu tranh của Cộng đồng người Việt và Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, Cộng sản Việt Nam đã thả anh Lê Chí Quang vào năm 2005.

28-12-2002: Hội Nghị Bảo Tồn Đất Tổ đã tổ chức Hội Nghị tại Santa Ana, kéo dài trong hai ngày 28 và 20 tháng 12, nhằm tố cáo tội nhượng đất nhượng biển của Việt cộng cho Trung Quốc quy tụ 150 nhân sĩ và đại diện các đoàn thể, tổ chức tham dự. Trong Hội nghị này, ban tổ chức đã mời hai ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê phát biểu, vì lý do đó mà ông Phạm Quế Dương và ông Trần Khuê đã bị bắt giữ ngay tại nhà Ga Sài gòn khi ông Phạm Quế Dương chuẩn bị rời Sài Gòn về Hà Nội sau chuyến viếng thăm ông Trần Khuê và một số bạn hữu của ông tại Sài Gòn. Cộng sản Việt Nam đã giữ hai ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê gần một năm sau mới trả tự do và không hề đưa ra xét xử bị bắt về tội gì.

2003


05-11-2003: Cộng Đồng Liên Bang Úc Châu đã giành thắng lợi trong việc vận động đồng bào Việt Nam và dư luận Úc tham gia vào cuộc chống đối đài truyền hình sắc tộc SBS ngưng chiếu chương trình VTV4 sau khi đã tổ chức các cuộc biểu tình tại Melbourne có 4 ngàn người tham dự và 12 ngàn người tham dự tại Sydney.

19-11-2003: Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua Nghị Quyết 427 với đa số ủng hộ, có nội dung chúc mừng tân Ban lãnh đạo Hội đồng lưỡng viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được cung nghinh trong tiền đại hội bất thường tại Tu Viện Nguyên Thiều ngày 1 tháng 10 và tố cáo hành động đàn áp tự do tín ngưỡng của Cộng sản Việt Nam qua sự kiện đàn áp tại Lương Sơn cũng như đang quản chế các vị lãnh đạo trong Giáo Hội. 

31-12-2003: Cộng sản Việt Nam kết án an Nguyễn Vũ Bình, cán bộ tạp Chí Cộng Sản 7 năm tù ờ và 3 năm quản chế với tội danh là ‘ gián điệp’ sau khi đã bắt và giam giữ anh từ tháng 9 năm 2002, chỉ vì anh phổ biến tài liệu thành lập đảng Tự do Dân chủ và trao đổi vấn đề này với một số người tại hải ngoại qua mạng lưới Internet. Anh đã kháng án và đã bị toà phúc thẩm của Việt cộng xử y án ngày 5 tháng 5 năm 2004 nên cũng từ ngày này anh đã tuyệt thực vô hạn định với lời tuyên bố rằng ‘ tự do hay là chết’. Sau hai tuần lễ tuyệt thực, Cộng sảnViệt Nam lo sợ anh chết nên đã dụ dỗ anh Nguyễn Vũ Bình ngưng tuyệt thực thay vào đó hứa là sẽ nhận đơn kháng án; nhưng đến ngày 9 tháng 9 thì Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố bác bỏ đơn kháng án này của anh. Đây là đòn lừa của Hà Nội.

2004


10-04-2004: Lúc 5 giờ sáng ngày Thứ Bảy, hàng ngàn đồng bào sắc tộc thuộc các vùng Chư'M'Gar, Buôn Hô, Krông Buk, Quảng Nhiêu, Phước An, Huyện Lak đã dùng máy cày, xe máy kéo, xe gắn máy vào lọt thành phố Ban Mê Thuột, tập trung trước trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh để tổ chức cầu nguyện đòi tự do tín ngưỡng và đòi lại ruộng đất bị cướp đoạt từ năm 1975 cho đến nay. Cuộc tụ họp chỉ diễn ra một ngày nhưng làm cho Cộng sản Việt Nam rất lo sợ.

17-06-2004: Thượng Tướng Nguyễn Nam Khánh của Cộng sản Viêt Nam đã gửi một lá thư đến Trung Ương Đảng yêu cầu điều tra những vụ án liên quan đến Lê Đức Anh và những bê bối trong Tổng Cục II thuộc Bộ quốc phòng. Lá thư đã gây chấn động dư luận và đưa vụ án Tổng Cục II , xung đột giữa phe Võ Nguyên Giáp và phe Lê Đức Anh trong hàng ngũ quân đội Cộng sản Việt Nam.

19-09-2004: Viêt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (viết tắt là Đảng Việt Tân) đã tổ chức buổi lễ ra mắt tại thành phố Bá Linh, Đức Quốc, để chính thức công khai hoạt động sau 22 năm hoạt động trong bí mật. Buổi lễ đã quy tụ 1000 đồng bào, đại diện các đoàn thể và cơ quan truyền thông từ các quốc gia Mỹ, Gia Nã Đại, Nhật, Úc, Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Na Uy, Đan Mạch, Hòa Lan, Đức, Áo, Anh, Tiệp Khắc, Ba LanẨ về tham dự. Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng thành lập vào ngày 10 tháng 9 năm 1982 do 15 đảng viên tiên phong sáng lập, lãnh đạo bởi Tướng Hoàng Cơ Minh. Hiện nay Đảng Việt Tân được lãnh đạo bởi ông Đỗ Hoàng Điềm (Chủ tịch Đảng) và ông Lý Thái Hùng (Tổng Bí Thư). Buổi lễ đã được hệ thống CNN đến thu hình và đã phát hình đến 3 lần trên các kênh toàn thế giới.

19-09-2004: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam công bố tạm ngưng hoạt động.

13-12-2004: Hơn 400 nông dân, xã Kim Nổ, huyện Đông An ngoại ô Hà Nội đã dùng gạch, đá, bom xăng tấn công vào buổi lễ khởi công xây dựng khu giải trí, vui chơi trong thôn Thọ Đà. Cuộc xung đột kéo dài nhiều giờ khiến cho gần 300 công an, công nhân và các giới chức cao cấp chính quyền phải bỏ chạy tán loạn, gần 30 công an bị thương và buổi lễ phải hủy bỏ. Lý do là các giới chức của Huyện đã không chịu trả tiền bối thường một cách sòng phẳng những ruộng đất của nông dân bị trưng dụng.

2005


01-02-2005: Cộng sản Việt Nam đã trả tự do cho một số nhà đối kháng trong đợt ân xá đầu năm Ất Dậu. Có 5 người được ân xá trước thời hạn mãn tù là Linh Mục Nguyễn Văn Lý. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Giáo sư Nguyễn Đình Huy và Tu Sĩ Trương Văn Đức. Việc Cộng sản Việt Nam phải trả tự do một số nhà dân chủ trước thời hạn là do áp lực đấu tranh của Cộng đồng người Việt tại hải ngoại và những áp lực của thế giới.

21-03-2005: Gần 400 cư dân quanh ngả tư Trần Hưng Đạo - Đề Thám, quận 1 Sài Gòn, đã bao vây đội cảnh sát giao thông 113 có hành vi đánh người lái xe một cách thô bạo. Đám đông đã lật xe mô tô, châm lửa đốt. Xe cứu hỏa chạy đến chữa liền bị đồng bào đập bể kiếng và tạo ra một cuộc ẩu đả khiến cho 3 cảnh sát bị thương phải đưa đi điều trị ở bệnh viện 30- 4. Cuộc hỗn chiến xảy ra gần mấy tiếng đồng hồ sau mới giải tán được.

30-03-2005: Hơn 200 dân chúng tại xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội đã bao vây xe công an để phản đối một số hành vi quá khích của công an khi chận đường hành hung một tài xế xe chở gạo.

23-11-2005: Khởi đầu cuộc đình công của 960 công nhân thuộc hãng đóng giày Rieker Việt Nam kéo theo cuộc đình công của 18 ngàn công nhân thuộc công ty lắp ráp linh kiện Freetend vài ngày 28 tháng 11 đề đòi tăng lương từ 30 đến 40% đã kích thích làm bùng nổ hàng chục cuộc đình công của hàng trăm ngàn công nhân tại các công ty có vốn đầu tư của các nước Nam Hàn, Đài Loan, Hồng Kông, Tân Gia Ba. Những cuộc đình công này chưa tạo thành những áp lực chính trị vì chưa được tổ chức hóa nhưng các đòi hỏi thay đổi môi trường làm việc an toàn, tăng lương, cải thiện chế độ y tế - vệ sinh... đã làm cho Cộng sản Việt Nam phải nhức đầu đối phó. Những cuộc đình công này đang tạo những áp lực nặng nề về các đỏi cải tổ về mặt dân sinh, lãnh vực quản lý yếu nhất của Cộng sản Việt Nam hiện nay.

2006


08-04-2006: 118 nhà dân chủ tại Việt Nam gồm Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Giáo sư Nguyễn Chính Kết, ông Hoàng Minh Chính, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang.... đã cùng ký tên vào bản Tuyên Ngôn Dân Chủ Cho Việt Nam, mang ý nghĩa như bản Hiếp Chương 77 của những nhà đối kháng Tiệp Khắc, chính thức và công khai đặt vấn đề dân chủ với nhà cầm quyền và kêu gọi mọi người can đảm đứng lên đấu tranh bằng cách thành lập đảng, đoàn thể, ra báo và phát biểu ý kiến tự do trên các diễn đàn. Đã có hơn 2000 người đã ký tên ủng hộ Bản Tuyên Ngôn. Đến tháng 8 thì nhóm này đã đổi thên thành Khối 8406 do Linh Mục Nguyễn Văn Lý, ông Trần Anh Kim, anh Đỗ Nam Hải làm điều hợp.

15-04-2006: Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận đã phát hành 4 ngày trước khi đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại Hội X. Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận hiện được in 3000 số phát hành mỗi kỳ đã tạo một sự quan tâm của đồng bào tại Việt Nam. Tờ báo này hiện được đồng bào hải ngoại yểm trợ về tài chánh lẫn bài vở để có thể sống lâu dài.

19-04-2006: Cộng sản Việt Nam tổ chức đại hội toàn đảng kỳ X tại Hà Nội kéo dài từ ngày 19 đến 25 tháng 4, quy tụ hơn 1 ngàn đại biểu tham dự. Đại hội lần này có ba điểm khác so với những kỳ trước; 1/Không có tổ chức đại hội trù bị; 2/Cho tự ứng cử tại chỗ không cần thông qua ban tổ chức trước; 3/Cho thêm danh sách ủy viên dự khuyết. Tuy nhiên về nguyên tắc thì đại hội không gì thay đổi. Nông Đức Mạnh (Tổng Bí Thư), Trương Tấn Sang (Thường trực ban bí thư), Nguyễn Minh Triết (Chủ tịch nước); Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng); Nguyễn Phú Trọng (Chủ tịch Quốc Hội). Tuy nhiên quyền lực phe nhóm thì bộ ba Đỗ Mười – Lê Đức Anh – Võ Văn Kiệt không còn cầm chịch trong nội bộ mà đã chuyển sang Bộ ba mới là Nguyễn Minh Triết - Nguyễn Tấn Dũng – Trương Tấn Sang.

23-05-2006: Khối 8406 đã công bố một văn kiện kêu gọi tẩy chay bầu cử quốc hội lần thứ 12 của Cộng sản Việt Nam. Lời kêu gọi này đã được 62 đoàn thể, chính đảng và các cộng đồng người Việt hưởng ứng, đồng thời tích cực hỗ trợ chiến dịch tẩy chay bầu cử dưới mọi hình thức như rải truyền đơn, vận động không đi bầu hay nếu bị bắt phải đi bầu gạch tréo tên các ứng viên. Lần đầu tiên có cuộc vận động tẩy chay bầu cử quốc hội nên số người hưởng ứng còn ít vì sự hăm dọa của công an nhưng sẽ là cuộc vận động làm cho Cộng sản Việt Nam lo sợ trong lâu dài khi mà sự ý thức đấu tranh của ngưòi dân ngày một nâng cao.

08-09-2006: Đảng Thăng Tiến Việt Nam đã công bố tự thành lập tại Việt Nam để đấu tranh cho một Việt Nam tự do dân chủ, dựa trên ba văn kiện căn bản của Khối 84906 gồm: Tuyên Ngôn Dân Chủ Cho Việt Nam (công bố 8/4/2006); 10 Điều Kiện Bầu Cử Tự Do (Công bố ngày 20/6/2007) và Tiến Trình Dân Chủ Hóa Việt Nam (Công bố 22/8/2006). Đảng Thăng Tiến Việt Nam do anh Nguyễn Phong làm Trưởng ban vận động thành lập, Luật Sư Lê Thị Công Nhân làm phát ngôn nhân.

27/11/2006: Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Cộng sản Việt Nam ký quyết định 1568/QĐ-TTg cho chuyển mục đích xử dụng 58 ha đất Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa trước năm 1975 do quân khu 7 Bộ Quốc Phòng quản lý sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương. Quyết định này đã bị dư luận Người Việt tại hải ngoại phản đối vì Cộng sản Việt Nam cố tình phá bỏ di tích Nghĩa Trang Biên Hòa để biến thành nơi chôn cất mọi người một cách bình thường.

09-12-2006: Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Cộng sản Việt Nam với 212 phiếu thuận và 184 phiếu chống. Trước đó, Thượng Viện Hoa Kỳ cũng đã thông qua dự luật này với đa số phiếu thuận , tỉ lệ 79/9.

14-12-2006: Quốc Hội Cộng sản Việt Nam đã biểu quyết thông qua việc bãi bỏ "Nghị Định 31/CP" liên quan đến việc cho phép công an có quyền giam giữ một người có hành động chống lại chế độ trong vòng 2 năm mà không cần đưa ra xét xử. Nghị định này do Võ Văn Kiệt ký vào tháng 7 năm 2002, trước khi thôi trách vụ Thủ Tướng nhường quyền lại cho Phan Văn Khải. Sự kiện Cộng sản Việt Nam bãi bỏ Nghị Định 31/CP là do áp lực mạnh mẽ từ Hoa Kỳ về một đạo luật phi dân chủ khi cho công an tùy tiện bắt giữ và câu lưu những người vận động dân chủ tại Việt Nam.

2007


11-01-2007: Cộng sản Việt Nam chính thức trở thành thành viên thức 150 của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) sau khi đã được Ban công tác tuyên bố chấp nhận đơn gia nhập vào tháng 11 năm 2006 tại Genève.

29-03-2007: Cộng sản Việt Nam đã huy động các cơ quan truyền thông của đảng như báo Nhân Dân, Lao Động, Tuổi Trẻ, Công An Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Quân Đội Nhân Dân, Thanh Niên, Thống Tấn Xã Việt Nam, Đài Truyền Hình Việt Nam mở chiến dịch tấn công Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng là tổ chức khủng bố và có những hoạt động nhằm chấm dứt chế độ Hà Nội. Suốt trong 2 tháng, Cộng sản Việt Nam đã cho loan tải 38 bài viết và chương trình phát thanh để tấn công vào đảng Việt Tân; nhưng bị phản ứng ngược khi đa số dư luận trong và ngoài nước đều không tin các điều vu cáo của Cộng sản Việt Nam và nhìn thấy đảng Việt Tân đang làm cho Hà Nội lúng túng đối phó.

30-03-2007: Cộng sản Việt Nam đã đưa ra tòa xét xử Linh Mục Nguyễn Văn Lý và 4 người trong đảng Thăng Tiến Việt Nam với tội danh là tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phiên tòa diễn ra trong một ngày. Cha Lý đã cực lực phản đối nên Ngài không trả lời các câu hỏi cũng như không chịu đứng trước vành móng ngựa. Cha Lý đã bị kết án 8 năm tù ở. Anh Nguyễn Phong đại diện đảng Thăng Tiến đã phản cung nên bị kết án 6 năm tù. Anh Nguyễn Bình Thành bị kết án 5 năm tù. Hai phụ nữ Hoàng Thị Anh Đào và Lê Thị Hằng mỗi người bị một năm rưỡi tù treo. Đặc biệt trong phiên tòa này, Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã nhiều lần hô đả đảo Cộng sản nên đã bị công an bịt miệng. Hình Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng đã được phóng viên AFP chụp được, loan tải ra bên ngoài tạo một sự phẫn nộ trong dư luận. Bức hình này làm cho Hà Nội khó chịu nhưng nó đã trở thành chứng tích lịch sử về hành vi đàn áp nhân quyền của Cộng sản Việt Nam.

10-05-2007: Tại tòa án Sài Gòn, Cộng sản Việt Nam đem ra xét xử ba nhân vật lãnh đạo đảng Dân Chủ Nhân Dân về tôi tuyên truyền chống lại chế độ. Cộng sản Việt Nam đã kết án như sau: ông Lê Nguyên Sang (5 năm tù ở); ông Hùynh Nguyên Đạo (4 năm tù ở), Nguyễn Bắc Truyền (3 năm tù ở). Ngoài ra, cũng trong ngày ngày, Cộng sản Việt Nam đã đưa ra xét xử Luật sư Nguyễn Văn Đài và Luật sư Lê Thị Công Nhân tại tòa án nhân dân tối cao Hà Nội. Cộng sản Việt Nam cáo buộc hai luật sư này đã tán phát tài liệu tuyên truyền chống chế độ và liên hệ với những người chống đối nhà nước Hà Nội ở hải ngoại. Cả hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đều cực lực bác bỏ các cáo buộc nhưng vẫn bị Hà Nội kết án 5 năm tù cho Luật sư Đài bà 4 năm tù cho Luật sư Lê Thị Công Nhân.

29-05-2007: Tổng Tống George W Bush cùng với Phó Tổng Thống Dick Cheney đã gặp gỡ các ông Đỗ Hoàng Điềm (Chủ tịch Đảng Việt Tân); Ông Đỗ Thành Công (Phát Ngôn Nhân Đảng Dân Chủ Nhân Dân); ông Lê Minh Nguyên (Điều Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền); Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân (Đại diện Cao Trào Nhân Bản) để trao đổi về tình hình đàn áp nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam trong Phòng Bầu Dục. Đây là cuộc tiếp kiến đầu tiên của Tổng Thống Bush đối với đại diện Cộng đồng Việt Nam và Tổng Thống Bush muốn lắng nghe ý kiến của Cộng đồng để đặt vấn đề với Nguyễn Minh Triết.

19-06-2007: Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước Cộng sản Việt Nam đã hướng dẫn một phái đoàn viếng thăm Hoa Kỳ trong 5 năm ngày từ ngày 19 đến 23 tháng 6. Triết là nhân vật thứ hai viếng thăm nước Mỹ sau Phan Văn Khải. Chuyến đi của Nguyễn Minh Triết bị nhiều áp lực nhân quyền từ chính quyền Hoa Kỳ vì những vụ đàn áp của Hà Nội trước đó. Để xoa dịu dư luận, Cộng sản Việt Nam đã phải phóng thích ông Nguyễn Vũ Bình và Luật sư Lê Quốc Quân. Tuy nhiên chuyến đi của Triết đã bị Cộng đồng người Việt tại các nơi biểu tình chống đối rầm rộ tại Nữu Ước, Hoa Thịnh Đốn và tại Los Angeles.