Thứ Tư, 1 tháng 8, 2007

Dư Luận Về Buổi Lễ Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị ngày 8 tháng 3, 1982

Đề cập đến Kháng Chiến Việt Nam sau lễ công bố Cương Lĩnh Chính Trị của MTQGTNGPVN, đã có những cơ quan truyền thông sau đây loan tải:

Việt Ngữ: Bản Tin (Sherbrooke, Canada); Chiến Sĩ Cộng Hòa (CA, USA); Chiến Hữu (Paris, France); Con Ong (TX, USA); Dân Việt (Kansas, USA); Đặc San Trường Xuân (WA, USA); Đất Mới (WA, USA); Đất Việt (Swiss); Đời (CA, USA); Độc Lập (West Germany); Đông Phương (WA, USA); Gươm Thiêng (Manitoba, Canada); Gươm Thiêng (Victoria, Australia); Hồn Việt (CA, USA); Huynh Đệ (CA, USA); Khánh Anh (Paris, France); Không Quân (CA, USA); Liên Lạc (CA, USA); Lý Tưởng (CA, USA); Người Việt (CA, USA); Nhân Chứng (CA, USA); Nhân Bản (Paris, France); Quốc Hận (CA, USA); Sống (Ontario, Canada); Tài Chính Thời Báo (CA, USA), Tin Ảnh (CA, USA); Tin Biển (CA, USA); Tiếng Gọi (New Zealand); Tiếng Việt (CA, USA); Thằng Mõ (CA, USA); Thanh Niên Tự Do (OR, USA); Thời Nay Hải Ngoại (CA, USA); Thống Nhất (CA, USA); Thương Mại Việt Nam (CA, USA); Truyền Thông (New Zealand), Tuổi Ngọc (CA, USA); Văn Nghệ Tiền Phong (VA, USA); Văn Tiến (Belgium); Việt Chiến (VA, USA); Việt Nam Thời Báo (Australia); Việt Nam Tự Do (CA, USA); Vượt Biển (Canada).

Nhật Báo Hoa Kỳ: The New York Times (NY); The Seattle Times (WA); The Sacramento Bee (CA); The Herald (WA); Daily Press (OK); Seattle Post Intelligence (WA); Oklahoman & Times (OK); Press – Telegram (CA); Metropolitan (TX); Southwest Times Record (CA); Muskogee (AR); Los Angeles Times (CA); San Jose News (CA); San Jose Mercury News (CA); Orlando (FL); Times Tribune (CA); The Register (CA).

Báo Nhật Bản: Yomiuri; Manichi; Sankey; Tokyo Shinbun; Sekai Nippo; Shiso Shinbun; Yamato; Shunkan Bunsun; Shinseiryoku.

Báo Canada: Calgary Herald (Alberta); Our Canada.

Báo Hoa ngữ: Free News (Republic of China); Nanka News; Indochinese News (CA, USA).

Báo Âu-Á Châu: La Suisse (Suisse); Phnom Penh News (Kampuchia).

Truyền Hình: CBS (USA); ABC (USA); NBC (USA); Ottawa (Canada).

Thông tấn xã: UPI, AP.

Trong Đại Hội Thể Thao Bắc Mỹ kỳ X, tổ chức tại thành phố Pontiac, Michigan, vào 3 ngày 5,6,7 tháng 8 năm 1982, đã có 26 phái đoàn thể thao ký tên bày tỏ lập trường ủng hộ Kháng Chiến Việt Nam: Phái đoàn Connecticut; Washington DC; Catholic University (DC); Florida; Fort Wayne (IN); Chicago; Trẻ (IL); Boston; Đại Cồ Việt (ML); Detroit; Minnesota; Plainfield (NJ); Thao Việt (NJ); Rochester (NY); Columbus (OH); Lancaster (PA); Trung Bộ (PA); Lửa Việt (TX); Virginia; Quebec; Manitoba; Montréal; Ottawa; Rive Sud.

Sau đó là hàng loạt những bài văn, thơ, nhạc viết về một tinh thần mới. Có thể đơn cử một vài đoạn tiêu biểu như sau:

"Kìa! Tổ quốc giang sơn ta hoa gấm.
Máu anh hùng tô điểm thắm non sông.
Nhân dân ta là dòng giống Lạc Hồng.
Không khuất phục bọn bao quyền đế quốc.
Thà chết vinh quang còn hơn sống nhục.
Cho cháu con không tủi hổ làm người.
Đem tự do gieo rắc khắp nơi nơi.
Cho nước Việt rạng ngời Đông Nam Á.
Trang sử Việt vẻ vang ôi vô giá.
Một lòng ta noi theo bước tiền nhân...". 

(Nhất Định Thắng, thơ Vĩnh Liêm, nhạc Châu Đình An)

"Thiên anh hùng ca thời đại đang như sóng gió dồn dập trong lòng tôi cũng như mọi người, nên không ai là không cảm thấy, không ai là không rộn ràng. Mọi người như đang sống lại những ngày huy hoàng lịch sử dân tộc. Rõ ràng chính nghĩa không ở với bạo quyền bạo lực mà ở với nhân dân. Khi nhân dân đã vùng lên thì thường ban đầu tuy sức có yếu nhưng có chính nghĩa tất thắng. Lịch sử luôn luôn chứng minh rằng chính nghĩa nhân dân tất thắng. Cái gì đó đang bàng bạc, lâng lâng trong chúng ta, phải chăng đó là anh linh tiên tổ, là hồn thiêng sông núi đã trổi dậy trong ta, đánh dấu ngày quật khởi, này 50 triệu người như một, ngày 50 triệu dân là quân đoàn kết phất cao ngọn cờ đại nghĩa lật đổ bạo quyên Việt cộng, đánh đuổi bọn xâm lược Liên Xô...".
 
(Nguyễn Trung Huấn, PA, Hoa Kỳ - Bản thiên hùng ca).

"Từ bấy lâu nay, chúng ta, ít nhiều đều có nghe nói đến kháng chiến quân tại quê nhà, và gần đây là tin tức về những người tâm huyết đã âm thầm rời bỏ đời sống sung sướng vật chất ở xứ người để trở về quê hương chiến đấu trong một môi trường thiếu thốn đầy cam go. Đa số chúng ta đều bán tín bán nghi truớc những sự việc đó. Cho nên, dẫu có nặng niềm đau Tổ Quốc, chúng ta cũng hoang mang chẳng biết phải làm gì cho quê hương.

Các bạn thân mến,

Hôm nay, như muôn ngàn tia chớp vừa xé rách không gian đen tối, vũ trụ chợt bừng sáng trong hoan ca với lời thông điệp sấm sét: Đường về Việt Nam đã mở...".

(Bảo Ngọc - Thư ngỏ gửi các bạn cựu nữ sinh Trưng Vương).

"Trời đã mới, người càng nên đổi mới
Mở mắt ra thấy rõ ràng Tân Vận Hội
Ghé vai vào xốc vác cứu giang san
Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
Dây đoàn thể quyết ghe phen thành nghiệp lại...".

(Cụ Mai Văn Bồng, Texas, Hoa Kỳ)

"Nếu một bước chân của phi hành gia Armstrong trên mặt trăng là tượng trưng cho sự tiến bộ của cả loài người, thì bước chân của kháng chiến quân từ hải ngoại quay về nước là sự tiến bộ của cả dân tộc Việt trong quá trình đấu tranh giải phóng đất nước".

(Một lão nhân sĩ ở Nice, Pháp)

"Xin mẹ hãy yên lòng, có chúng con đã về đây
Những đứa con phiêu bạt phương trời
Những đứa con lưu đày đất khách
Nay đã về. Nay đã về bên mẹ, mẹ ơi.
Em thơ ơi hãy cười lên đi
Ôi ngày vui, ngày vui đã tới
Qua đi rồi bóng tối đêm đen
Bình minh xưa, nay vừa ló dạng...".

(Trịnh Lâm NgânTa Quyết Dựng Lại Cờ)

"Ngày sáng chói sẽ thấy huy hoàng trên đất nước
Ngày quê hương bát ngát ruộng đồng xanh lúa tốt
Bỏ những khốn khó muôn ngàn máu xương hùng anh
Đàn bé cất tiếng hát trên đường đi đến lớp
Thầy giáo xóa vết máu khô bầm trong ký ức
Lá thăm đón nắng như tình mới trao nụ hôn
Làng xóm đón chiến sĩ Bắc Nam rợp cờ vàng...
Có những ngày kiên cường kháng chiến
Máu dân tộc úa màu ruộng nương
Hồn tiền nhân oai linh gào thét cùng núi sông
Ta giống dân chưa từng khuất thân
Gông xích kia quyết đập tan.

Ngày sáng chói sẽ thấy tưng bừng trên đất nước
Ngày khí thế bất khuất xô đạn bom đế quốc
Xóa hết vết tích lao tù tối đen trời Đông
Ngày sáng chói sẽ thấy tưng bừng trên đất nước
Ngày năm châu lưu vong Tiên Rồng quy cố quốc
Thế giới náo nức trong mùa quét tan Hồng quân
Cùng bón xác Mác-xít ngất cao cây Hòa Bình
Có những ngày giống nòi ly tán
Xác dân Việt rúng lòng đại dương
Vùi thân trong phong ba gọi thức: Này thế gian
Mau đứng lên xem mặt sát nhân.
Gương chiếu soi: Đây Việt Nam!

Ngày sáng chói sẽ thấy chan hòa trên đất nước
Ngày dân ta chung vai đem tình thương gánh vác
Góp sức tái thiết vun bồi tấc đất ngọn rau.
Bầy thiếu nữ gánh lúa trên đường đê mới đắp
Cười khúc khích ấm áp trong niềm vui chất phác
Réo rắc tiếng sáo theo làn gió xuân thảnh thơi
Nhà máy mới háo hức khói lung linh mặt trời
Có những ngày "vô thần" thao túng
Máu dân mình ướp ngọn cờ ngoại bang
Mà đàn con đau thương vẫn lớn vượt núi non
Trong khó khăn giống nòi trứ danh
Đây đất thiêng chôn cuồng xâm!"

(Nguyễn Tất NhiênNgày Việt Nam)   

Hình ảnh cụ thể nhất của một "không khí mới", một "vận hội mới", là những sinh hoạt ra mắt dồn dập của các Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến trong năm 1982:

3 tháng 4 - Washington DC;
17 tháng 4 – Santa Ana (CA-USA);
25 tháng 4 – Sacramento (CA-USA);
30 tháng 4 – Hawaii (USA);
1 tháng 5 – Chicago (IL-USA);
1 tháng 5 – Grand Rapid (MI-USA);
1 tháng 5 – Elgin (IL-USA);
1 tháng 5 – Tucson (AZ-USA);
5 tháng 5 - Tokyo (Japan);
11 tháng 5 – Okinawa (Japan);
15 tháng 5 – San Jose (CA-USA);
29 tháng 5 – Fresno (CA-USA);
30 tháng 5 – Houston (TX-USA);
5 tháng 6 – New Orleans (LA-USA);
5 tháng 6 – Morgan (LA-USA);
12 tháng 6 – Montréal (Canada);
16 tháng 6 – Minneapolis (MN-USA)
19 tháng 6 – Bergin (Norway);
26 tháng 6 – Boston (MA-USA);
26 tháng 6 – Stockton (CA-USA);
27 tháng 6 – Pasadena (CA-USA);
3 tháng 7 – Nagasaki (Japan);
5 tháng 7 – Gose (Japan);
6 tháng 7 – Hino (Japan);
7 tháng 7 – Himeji (Japan);
24 tháng 7 - Hamilton (Canada);
25 tháng 7 – Oklahoma City (OK-USA);
30 tháng 7 – Vancouver BC (Canada);
7 tháng 8 – Visalia (CA-USA);
7 tháng 8 – Ponoma (CA-USA);
8 tháng 8 – Portland (OR-USA);
14 tháng 8 – Seattle (WA-USA);
14 tháng 8 – South East (France);
4 tháng 9 – Ottawa (Canada);
4 tháng 9 – Alberta (Canada);
31 tháng 10 – Salt Lake City (UT-USA);
6 tháng 11 – Denver (CO-USA);
20 tháng 11 – Tulsa (OK-UA);
28 tháng 11 – Paris (France);
28 tháng 11 – Marseille (France).

Cũng trong những tháng cuối của năm 1982, hàng loạt các buổi Đại Nhạc Hội yểm trợ kháng chiến đã được tổ chức khắp nơi, quy tụ rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng và các Đoàn Văn Nghệ Kháng Chiến hùng hậu (có những đoàn tập hợp trên 60 đoàn viên trẻ và rất năng động). Tinh thần hưởng ứng của đồng bào lên cao chưa từng thấy, được phản ảnh rõ rệt qua số khán giả tham dự các buổi văn nghệ này:

24 tháng 6 – San Jose (CA-USA);
26 tháng 6 – Dallas (TX-USA);
3 tháng 7 – Los Angeles (CA-USA);
31 tháng 7 – Twin Cities (MN-USA);
17 tháng 8 – Hawaii (USA);
28 tháng 8 – Long Beach (CA-USA);
4 tháng 9 – Washington DC (USA);
4 tháng 9 – Orlando (FL-USA);
5 tháng 9 – Phoenix (AZ-USA);
25 tháng 9 – San Jose (CA-USA);
23 tháng 10 – New Orleans (LA-USA);
24 tháng 10 – Houston (TX-USA);
30 tháng 10 – Chicago (IL-USA).

Một tin buồn của các Đoàn Văn Nghệ Kháng Chiến trong giai đoạn hưng phấn cao điểm này là chiến hữu sáng lập viên Hoàng Cơ Trường đã tạ thế ngày 6 tháng 10 năm 1982 sau một cơn bạo bệnh. Trước lúc ra đi, chiến hữu Trường còn nhắn lại các anh chị em trong đoàn: "Nơi nào có bóng quốc kỳ, nơi đó có linh hồn tôi hiện diện để sát cánh cùng các chiến hữu trong công cuộc đấu tranh giải phóng tổ quốc và xây dựng quê hương". Câu nói sau cùng này đã được khắc vào mộ bia của chiến hữu Hoàng Cơ Trường.